Thế giới có thể tổn thất 110 tỷ USD trong ngành ô tô năm 2021 do thiếu chip
Tình trạng thiếu chip tiếp tục là trở ngại lớn cho ngành ô tô trên toàn cầu, với tổn thất theo tính tới ở thời điểm hiện tại ước tính lên đến gần 110 tỷ USD, gần gấp đôi mức khoảng 61 tỷ USD dự báo trước đây, thông tin từ công ty AlixPartners, trụ sở ở New York, cho biết.
Sự thiếu hụt chất bán dẫn, chip điện tử đã và đang khiến một số nhà sản xuất ô tô trên toàn cầu phải cắt giảm sản lượng, thậm chí một số nhà máy đã tạm ngừng hoạt động do không đủ linh kiện lắp ráp ô tô.
Theo báo cáo của AlixPartners, sản lượng ô tô toàn cầu năm nay sẽ sụt giảm khoảng 3,9 triệu xe so với kế hoạch ban đầu.
Gần đây, nhiều hãng ô tô lớn trên thế giới đã đưa ra những cảnh báo không mấy tích trong các báo cáo định kỳ. Ford và General Motors cho biết khan hiếm chip khiến doanh thu của hãng giảm nhiều tỷ USD trong năm 2021, trong khi General Motors dự báo doanh thu giảm 1,5-2 tỷ USD.
Chip bán dẫn là thành phần thiết yếu trong cấu tạo xe ô tô đời mới và chủ yếu được sử dụng cho các hệ thống giải trí, bộ phận truyền lực và phanh. Trung bình một xe ô tô có hàng trăm bộ phận bán dẫn. Theo các chuyên gia của AlixPartners, có khoảng 1.400 loại chip trên các chủng loại xe và số lượng này sẽ chỉ tăng lên khi ngành công nghiệp ô tô dịch chuyển sang sản xuất xe điện, xe lái tự động.
Nhu cầu chip tăng vọt trong thời đại dịch Covid-19 là nguyên nhân gây ra khủng hoảng thiếu hụt chip toàn cầu. Do yêu cầu giãn cách, làm việc từ xa để ngăn chặn lây lan dịch bệnh, lượng khách hàng đặt mua máy tính, thiết bị điện tử có sử dụng microchip tăng mạnh. Trong khi nguồn cung không thể dịch chuyển kịp thời, khi ngành chế tạo chip hiện nay phụ thuộc vào một vài tập đoàn lớn.
Chính phủ Mỹ đang chuẩn bị công bố kết hoạch đầu tư giá 52 tỉ USD để tăng sản lượng sản xuất chip điện tử ở Mỹ. Tình hình chắc chắn sẽ không thể cải thiện ngay trong một sớm một chiều, nhưng sẽ góp phần tạo động lực cho các nhà sản xuất ô tô trong bối cảnh hiện tại. Mỹ hiện chỉ chiến 12% sản lượng chất bán dẫn, chip điện tử trên toàn cầu, giảm đáng kể so với thị phần lên tới 37% mà quốc gia này từng nắm giữ vào năm 1990.
Nguồn: VITIC / Bloomberg